Dựa theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “ngôi nhà khoẻ mạnh” là ngôi nhà có thể làm cho người sống trong đó luôn luôn ở trạng thái tốt về các mặt sức khoẻ, tinh thần, xã hội. Nói một cách cụ thể, yêu cầu thấp nhất của “ngôi nhà khoẻ mạnh” có vài phương diện sau đây:
(1) Nồng độ hoá chất có thể dẫn đến dị ứng là rất thấp;
(2) Cố gắng không sử dụng các chất liệu hoàn thiện tường, tấm gỗ dán có toả ra các mùi hoá chất;
(3) Lắp đặt thiết bị trao đổi không khí có tính năng tốt để có thể đẩy các chất ô nhiễm trong phòng ra ngoài, đặt biệt là đối với những ngôi nhà khép kín hoàn toàn, có tính cách nhiệt cao thì càng cần thiết phải sử dụng hệ thống trao đổi không khí có ống gió để không khí trong nhà được đổi mới định kỳ;
(4) Trong phòng bếp cần thiết phải lắp đặt thiết bị thông gió hoặc thiết bị hút khí;
(5) Nhiệt độ của phòng ngủ, bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, hành lang,… nên quanh năm duy trì ở khoảng 170C đến 270C;
(6) Độ ẩm trong phòng đảm bảo quanh năm trong khoảng 40% ~ 70%;
(7) Nồng độ khí CO2 phải thấp hơn 1000ppm;
(8) Nồng độ bụi bay trong phòng phải thấp hơn 0,15mg/m3;
(9) Tiếng ồn cũng phải nhỏ hơn 50 decibel;
(10) Ánh nắng mặt trời chiếu vào một ngày cần đảm bảo trên 3 tiếng đồng hồ;
(11) Cần lắp đặt thiết bị hệ thống chiếu sáng cung cấp đủ ánh sáng;
(12) Nhà ở phải có đủ khả năng phòng chống tai nạn tự nhiên;
(13) Có đủ diện tích bình quân đầu người;
(14) Nhà ở phải tiện cho việc chăm sóc người già và người tàn tật.
Ngoài những điều trên ra, vì trong vật liệu xây dựng có chứa rất nhiều vật hữu cơ có hại, nên nhà ở sau khi thi công cần phải cách một khoảng thời gian (ít nhất 2 tuần) thì mới được vào ở, trong thời gian này phải tiến hành thông gió và cho không khí được trao đổi.