Giới thiệu Ký gửi Ký gửi: 033.334.6688

Màu sắc và cách sử dụng cho không gian sống theo nguyên lý âm dương, ngũ hành

Theo phong thuỷ, sử dụng màu sắc nên tuân theo những nguyên lý của âm dương, ngũ hành, nhằm mang lại sự hài hoà về năng lượng, tăng năng lượng cho không gian sống để trợ lực cho con người.

Màu sắc và cách sử dụng cho không gian sống theo nguyên lý âm dương, ngũ hành Màu sắc và cách sử dụng cho không gian sống theo nguyên lý âm dương, ngũ hành

Trong phong thuỷ, màu sắc hình thành nên các trường năng lượng. Các trường năng lượng này tác động đến môi trường nhà ở và ảnh hưởng đến mỗi cá nhân. Do đó, màu sắc cần phải được thiết kế hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, với con người, thuận theo những nguyên lý của âm dương, ngũ hành.Báo cáo của Color Communication Inc – một tổ chức hàng đầu về các tiêu chuẩn màu sắc cho ngành sơn, ô tô, dệt… cho biết, con người thường đánh giá trong tiềm thức của họ về một người, môi trường hay một mặt hàng trong vòng 90 giây đầu khi nhìn thấy nó, trong đó 62 – 90% đánh giá là dựa vào màu sắc.Thực ra, màu sắc là ánh sáng với chu kỳ khác nhau, tác động lên tế bào thần kinh thị giác của con người. Con người nhận ra được những nét khác biệt của một vật thể là nhờ khả năng phát sáng, sự hấp dẫn ánh sáng và khả năng chuyển tải ánh sáng của chúng.

Theo các nhà khoa học, ánh sáng và màu sắc đi vào hệ thần kinh con người qua 3 kênh gam màu đôi: đỏ và xanh lá cây, xanh dương và vàng, trắng và đen. Những pha trộn này dựa vào một bảng phân bổ màu đã được cài đặt trong hệ thần kinh tạo ra những kinh nghiệm khác nhau về thế giới màu sắc. Kinh nghiệm về màu sắc của người này thường không giống với người khác. Do đó, cùng một màu, nhưng có người thích, có người lại không thích, thậm chí cảm thấy khó chịu. Vì thế, thực tế việc sử dụng màu sắc trong cuộc sống phụ thuộc vào cảm nhận riêng, ý thích của mỗi người.Tuy nhiên, theo phong thuỷ, sử dụng màu sắc nên tuân theo những nguyên lý của âm dương, ngũ hành, nhằm mang lại sự hài hoà về năng lượng, tăng năng lượng cho không gian sống để trợ lực cho con người.Xét theo âm dương, âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu, càng nhiều màu tối thì càng nhiều năng lượng âm; dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu, càng nhiều màu trắng thì càng nhiều năng lượng dương. Năng lượng dương mang lại sự năng động và thành công trong công việc. Năng lượng âm mang lại sự yên tĩnh, nghỉ ngơi. Nguyên tắc chung là dương hướng lên trên, âm hướng xuống dưới, có nghĩa là trần màu sáng, tường màu đậm hơn, còn sàn nhà màu tối (tránh dùng màu quá tối) và không nên có quá nhiều biểu tượng âm, vì nó không có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển.

Xét theo ngũ hành, màu xanh lá cây thuộc Mộc; màu nâu, vàng đất thuộc Thổ; màu trắng, bạc thuộc Kim; màu đỏ, hồng thuộc Hoả; màu đen, xám thuộc Thuỷ. Màu sắc nội thất nên tương sinh, đồng hành hoặc bị ngũ hành của chủ nhà hay người sử dụng khắc chế; tránh ngũ hành của màu khắc người hoặc được người sinh. Tương sinh là Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc. Tương khắc là Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Ví dụ, ngũ hành của người là Mộc thì nên sử dụng màu đen, xám, xanh lá, ngọc bích làm màu chủ đạo. Có hai phương pháp thường được sử dụng để xác định ngũ hành của người là xác định theo mệnh niên và mệnh quái (nên xem xét đồng thời cả hai). Ví dụ, người sinh năm 1978 có mệnh niên thuộc Hoả, mệnh quái là Tốn – thuộc Mộc (cách xác định mệnh quái của nam và nữ là khác nhau, xem Bất động sản số 68). Tuy nhiên, tháng sinh khác nhau sẽ dẫn đến ngũ hành của bản thân vượng (mạnh) hay suy (yếu) hoặc hành nào trong 5 hành bị suy, nếu suy thì phải tìm cách bổ cứu để cho ngũ hành được hài hoà. Chẳng hạn, sinh vào tháng 3, 6, 9, 12 thì thiếu hành Thuỷ (vì 4 tháng này Thổ vượng, khắc chế Thuỷ), không nên vì sợ Thuỷ khắc Hoả bản mệnh mà không sử dụng.

Khi xác định được những màu chủ đạo thì việc phối màu và trang trí vật nào với màu gì cũng rất quan trọng, để nguồn năng lượng được phân bổ hài hoà (ví dụ, màu đỏ nên cạnh màu vàng, vì Hoả sinh Thổ) và tránh tạo ra sự lệch gam về màu giữa hai mảng màu hay đồ vật gần nhau. Trong đó, cần chú trọng tới màu tường, vì tường có diện tích lớn, mức độ ảnh hưởng tới con người lớn hơn. Đối với tường ngoài nhà, bên trong các phòng sinh hoạt chung lấy theo mệnh chủ nhà; các phòng ở, phòng làm việc lấy theo mệnh người dùng phòng đó. Trường hợp hai người chung phòng có các mệnh đối lập nhau thì nên chọn những tông màu hài hoà cho cả hai. Ví dụ, hai mệnh Thuỷ và Hoả có thể chọn màu có ngũ hành là Kim, vì Kim sinh Thuỷ, mà Hoả khắc được Kim; hai mệnh Kim và Mộc có thể chọn màu có ngũ hành là Thổ.

Ngoài ra, sử dụng màu sắc trong trang trí nội thất cần căn cứ vào chức năng của từng phòng, từng đối tượng khác nhau mà sử dụng màu sắc chủ đạo khác nhau. Lưu ý, khi phối màu cho phòng cần chọn những màu sắc và sắc độ (độ đậm nhạt) phù hợp với ánh sáng, vì màu sắc luôn có xu hướng thay đổi khi nhìn dưới các ánh sáng khác nhau.


Tin Khác

Vận may trôi theo... vị trí đặt toi-lét sai?

Nếu nhà vệ sinh đặt thẳng cửa ra vào, cơ hội, vận may có thể sẽ trôi đi hết, thậm chí nguy hại đến sức khoẻ của gia chủ.

Cách khắc phục trường hợp bể cá đối diện bếp theo phong thủy

Trong phong thủy, bếp nấu mang tính hỏa nên kiêng kỵ đặt đối diện với các đồ vật có liên quan đến tính thủy. Tuy nhiên, trong các trường hợp không thể thay đổi hai yếu tố này thì các gia đình vẫn có thể hóa giải bằng các cách đơn giản khác.

Những bí quyết hay trong việc bộ trí nhà ở để giảm stress trong cuộc sống

Theo Kaylin, mấu chốt của việc giảm stress nằm ở chỗ tạo ra sự hòa hợp giữa Âm – Dương cũng như Ngũ hành trong căn nhà.

Xem xét việc trồng cây cau lùn trước nhà hợp với phong thủy

Nói đến vị trí trồng cây trong nhà, trước đây các cụ thường có câu “trước cau sau chuối”. Với thời hiện đại, cây cau lùn lại được ưa chuộng trồng trong các gia đình.

Thượng sơn hạ thủy

“Thanh nang Tự” viết: “Long thần trên núi không được xuống nước, Long thần dưới nước không được lên núi”. Đây là 1 nguyên lý trọng yếu của Huyền Không, hay như Thẩm trúc Nhưng nói là “then chốt của cát, hung, họa, phúc”.

Thế quái và kiêm hướng

Khi lập tinh bàn (hay trạch vận) của 1 căn nhà thì người ta thường hay gặp phải những căn nhà không thuần hướng (hay chính hướng, tức là hướng nhà nằm tại tâm điểm của 1 trong 24 hướng), mà lại lệch sang bên phải hoặc bên trái. Những trường hợp này còn được gọi là kiêm hướng.

Đối Tác
© Copyright 2015 ® NgocDienPro.Com - All Rights Reserved Be NgocDienPr0